Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Trung tâm truyền thông và tòa soạn báo Shizuoka – KTS Kenzo Tange

Trung tâm truyền thông và tòa soạn báo Shizuoka 

 KTS Kenzo Tange


1
 “Kiến trúc sư hôm nay đang có xu hướng hạ thấp chính họ, tự xem mình không gì hơn là một người dân bình thường không có quyền năng để cải tạo tương lai” Kenzo Tange
Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Kiến trúc sư Kenzo Tange, chuyên mục Công trình kinh kiển của trang Archdaily giới thiệu một trong số những công trình biểu tượng nhất của kiến trúc sư bậc thầy Nhật bản : Trung tâm truyền thống và tòa sọan báo Shizuoka. Được xây dựng vào năm 1967, công trình này là không gian đầu tiên hiện thực hóa ý tưởng về Chuyển hóa luận của một cấu trúc có khả năng phát triển lấy cảm hứng từ sinh học, được phát triển vào giai đọan cuối của những thập kỉ 1950. Trung tâm truyền thống và tòa sọan báo Shizuoka có ý nghĩa hơn rất nhiều so với kích thước tương nhỏ mà của công trình đưa ra, bao hàm trọn vẹn ý tưởng của trật tự Chuyển hóa luận mới trong kiến trúc và quy họach đô thi phổ biến ở Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2.
2Được xây dựng ở quận Ginza của Tokyo, Trung tâm truyền thông và tòa sọan báo Shizuoka cho Kenzo Tange một cơ hội để cụ thể hóa ý tưởng về Chuyển hóa luận, được xem như một dạng thức đô thị mới có khả năng tự kéo dài sự tồn tại theo một cách hữu cơ, địa phương  và “mang tính chuyển hóa”. Với hình dạng khu đất hẹp, 189m2, có hình tam giác đã thúc đẩy Tange thiết kế một cấu trúc theo chiều đứng, bao gồm một lõi hạ tầng chính, có thể phát triển phù hơp vào một đô thị siêu cấu trúc (một thuật ngữ được tạo ra bởi một kiến trúc sư Nhật bản đồng chí hướng trong nhóm Chuyển hóa luận là Fumihiko Maki), trong khi mà một số lượng phát triển lớn hơn của các khối hộp tiền chế có thể “cài cắm” vào.



Mặt cắt công trình
Mặt cắt công trình

Lõi hạ tầng kỹ thuật này là một ống trụ có đường ký 7.7m, cao 57m, bao gồm cầu thang, hai thang máy, một bếp và các trang thiết bị vệ sinh tại mỗi tầng. Phần lõi phục vụ như một lối vào cho mỗi một đơn vị văn phòng được tiêu chuẩn hóa: hộp thép và kính có kích thước 3,5m theo dạng kết cấu consol ngắt gẫu nhiên phần lõi chính theo những phương khác nhau.



Mặt bằng công trình
Mặt bằng công trình

Tổng cộng có 13 đơn vị văn phòng tách biệt được phân bổ vào năm nhóm của hai hoặc ba module nối với nhau phi đối xứng qua dầm trung tâm. Các bancon được hình thành vào khỏang trống những những giữa cụm này, cho phép những đơn vị khác có thể cài cắm được vào đây trong tương lai, một ý tưởng mà không bao giờ thành hiện thực. Ngày nay, cấu trúc này vẫn giữ nguyên số lượng của những đơn vị như khi được xây dựng vào năm 1967, và do quan điểm Chuyển hóa luận của Tang về một sự tái sinh vĩnh cửu, một cấu trúc siêu đô thị tiền chế không bao giờ được hòan thành.
Những quan điểm vị lai của nhóm Chuyển hóa luận nảy nở ở Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, là nơi mà rất nhiều thành phố bị ném bom được xây dựng lại và hướng đến sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Tange, họat động như một người thầy của một nhóm, hơn là một thành viên chính thức, đã trình bày ý tưởng của cả nhóm tại hội nghị Kiến trúc thế giới năm 1959 (CIAM). Ý tưởng này sau này được phát triển bởi Tange và một nhóm các sinh viên của ông khi ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học kỹ thuật Massachuset (MIT). Tuyên ngôn của nhóm : Chuyển hóa luận: Đề xuất cho một Đô thị mới được xuất bản năm 1960 và được mở đầu mới tuyên bố sau đây.
“Chuyển hóa luận là tên của nhóm, trong đó mỗi thành viên đề xuất những thiết kế xa hơn cho thế giới tương lai đang đến với chúng ta bằng những thiết kế cụ thể và minh họa của mình. Chúng tôi xem xã hội lọai người như một quá trình sống động, một sự phát triển liên tục từ nguyên tử cho đến những tinh vân vũ trụ. Lý do tại sao chúng tôi đề xuất một từ chuyên ngành sinh học như vậy, Chuyển hóa luận, vì chúng tôi tin rằng thiết kế và kỹ thuật nên là một sự biểu hiện cho xã hội lòai người. Chúng tôi không chấp nhận chuyển hóa luận như một quá trình tự nhiên và cố gắng chủ động thúc đẩy quá trình chuyển hóa của xã hội thông qua các đề xuất của mình”



Thành phố trên không của Arata Isozaki năm 1960
Thành phố trên không của Arata Isozaki năm 1960

Mặt dù hầu hết những ý tưởng của họ chỉ dừng ở các lý thuyết, các dự án không thực hiện được ví dụ như Thành phố dạng tháp hoặc các dự án đã xây dựng như Triển lãm Expo 1970 ở Osaka hay tháp hộp Nakagin năm 1972 đã có những ảnh hưởng không kể hết tới các kiến trúc sư thế kỉ 20 ở cả phương Đông và phương Tây, bao gồm sử gia Reyner Banham và nhóm tiên phong Archigram ở Anh
Kiến trúc sư: Kenzo Tange
Vị trí: Japan, Tokyo, Chuo, Ginza, 8丁目3−
Diện tích: 1500.0 sqm
Năm xây dựng : 1967